Điện thoại, viber, zalo

0988 079 038

slide 1 slide 2 slide 3 slide 4 slide 5 slide 6 slide 7
nhận tư vấn cai rượu/ma tuý từ xa
Phương pháp điều trị mệt mỏi mạn tính

Hội chứng mệt mỏi mạn tính (ME/CFS) không có một tiêu chuẩn hay thuốc điều trị cụ thể, tuy nhiên có nhiều biện pháp nhằm giảm bớt sự ảnh hưởng của nó lên cuộc sống. Dưới đây là một số biện pháp, bao gồm cả biện pháp y học lẫn các biện pháp tâm lí và các thói quen trong lối sống hàng ngày có thể có ích trong quá trình điều trị.

Bằng việc thay đổi lối sống, ta có thể thấy rất nhiều lợi ích mà nó mang lại. Thay đổi lối sống không phải là dễ dàng và khó có thể thực hiện trong ngày một ngày hai. Tuy nhiên, nếu kiên trì thực hiện, nó sẽ đem lại kết quả tích cực cho tất cả các mặt của cuộc sống, bao gồm sức khỏe.

Đầu tiên, bạn cần biết được trạng thái cơ thể hiện tại, trong trường hợp này là các triệu chứng của hội chứng mệt mỏi. Từ trạng thái đó lên một bản kế hoạch về các hoạt động thể chất và tinh thần cần thực hiện trong một thời gian nhất định, không cần quá nhiều, chỉ cần từ từ và đúng hướng. Thêm vào đó, nhìn nhận những thói quen có hại và tìm cách hạn chế tần suất xuất hiện của chúng.

Khi nói đến các hoạt động thể chất, không thể không kể đến tập thể dục. Tuy nhiên, với những người đang mắc phải hội chứng mệt mỏi mạn tính, việc có được thể chất tốt để tập thể dục đã khó chứ chưa nói đến duy trì thói quen tập thể dục. Vì thế, một lộ trình luyện tập từ cường độ thấp và tăng lên dần dần sẽ là điều cần thiết, sự kiên trì và liên tục cần phải được duy trì. Khi thói quen tập thể dục đã hình thành, không chỉ các triệu chứng của hội chứng mệt mỏi mạn tính giảm đi mà sức khỏe tổng thể cũng sẽ được cải thiện đáng kể.

Tiếp theo là duy trì một thói quen nghỉ ngơi tốt, cụ thể là việc quản lí giấc ngủ. Một trong những nguyên nhân điển hình nhất của hội chứng mệt mỏi kéo dài là việc thiếu đi những giấc ngủ đầy đủ cả về chất và lượng. Bằng những cách sau, bạn có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ:

- Đặt cho mình một thời gian biểu cụ thể.

- Đặt kế hoạch cụ thể về thời gian nghỉ ngơi, tránh cách hoạt động thể chất hoặc tinh thần cũng như giữ một không gian im lặng.

- Tránh các chất kích thích như cafein, đặc biệt là từ thời gian buổi chiều, hạn chế đồ uống có cồn và ăn ít vào bữa tối.

- Tránh xa các thiết bị điện tử một khi đã đi ngủ.

- Giữ không gian ngủ đủ tối, đủ yên tĩnh và ở một nhiệt độ phù hợp.

Sau một giấc ngủ tốt, việc giữ cho cơ thể trạng thái tràn đầy năng lượng cũng rất quan trọng. Đơn giản nhất là việc quản lí nhịp thở. Việc hít thở sâu đã được chứng minh là có khả năng đẩy lùi căng thẳng, giữ cơ thể ở trạng thái trao đổi chất cường độ cao. Ngược lại, việc thở chậm lại giúp thả lỏng và đưa cơ thể vào trạng thái nghỉ ngơi, thư giãn.

Thói quen cuối cùng trong danh sách này, cũng là thói quen quan trọng nhất, đó là có cho mình một chế độ ăn uống phù hợp. Một chế độ ăn uống phù hợp là không thể thiếu với bất kì ai muốn sở hữu một cơ thể khỏe mạnh. Việc nghiên cứu ra một chế độ ăn hợp lí, phù hợp với bản thân là một điều không dễ, nó cần đến sự hỗ trợ từ những người có kiến thức. Điều này còn cần thiết hơn đối với những người gặp hội chứng mệt mỏi dài ngày. Những thứ bạn ăn tạo nên cơ thể bạn, vì thế để có được một cơ thể khỏe mạnh và hơn nữa là chống chọi lại bệnh tật thì cần có một chế độ ăn thực sự tốt.

Ngoài các cách tiếp cận điều trị bằng cách thay đổi lối sống trên,

Liệu pháp phổ biến nhất khi nhắc đến tâm lí trị liệu đó là liệu pháp nhận thức- hành vi. Cách thực hiện phương pháp này rất đơn giản, người điều trị sẽ đến nhận những tư vấn của các bác sĩ và công việc của các bác sĩ là tìm ra những chương trình điều trị cụ thể phù hợp với tình trạng tâm lí của bệnh nhân. Để liệu pháp này thực sự phát huy hiệu quả cần rất nhiều thời gian, do không phải lúc nào các chương trình điều trị cũng có tác dụng ngay từ đầu mà phải trải qua nhiều lần thử nghiệm khác nhau để đạt được hiệu quả cao nhất. Ví dụ là khi các bác sĩ đặt cho bệnh nhân một lộ trình tập luyện, tuy nhiên do các hậu quả của hội chứng mệt mỏi mạn tính, người bệnh không thể thực hiện nó một cách có hiệu quả, lúc này các bác sĩ sẽ phải tìm một lối đi khác phù hợp hơn. Mục tiêu cuối cùng của liệu pháp này là sau khi điều trị, người bệnh sẽ có những thay đổi không chỉ về thể trạng cơ thể mà còn là những thay đổi từ nhận thức, vốn là gốc rễ của rất nhiều bệnh lí hiện nay.

 

Cuối cùng, các thực phẩm bổ sung cũng là một lựa chọn tốt với những người mắc hội chứng mệt mỏi mạn tính. 

Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo 0988 079 038