Điện thoại, viber, zalo

0988 079 038

slide 1 slide 2 slide 3 slide 4 slide 5 slide 6 slide 7
nhận tư vấn cai rượu/ma tuý từ xa
Những dấu hiệu cần biết của rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Hiểu về những dấu hiệu của rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)

Người rối loạn ám ảnh cưỡng chế bị làm phiền bởi sự xâm nhập và lặp đi lặp lại của những ý nghĩ, những thôi thúc, những hành vi không mong muốn và không thể kiểm soát. Những hành vi này có thể cản trở khả năng hoạt động của người bệnh. Người OCD có thể có những biểu hiện như luôn rửa tay theo kiểu cách nhất định, không ngừng bị thôi thúc tính đếm mọi thứ trước mặt, hoặc có khi chỉ đơn giản là một loạt những suy nghĩ tiêu cực lặp đi lặp lại mà bạn không khỏi rùng mình. Người bị OCD thường có một cảm giác lan tỏa và liên tục về sự không chắc chắn và thiếu kiểm soát. Một số hành vi liên quan đến OCD bao gồm:

Kiểm tra mọi thứ nhiều lần. Hành vi này có thể là kiểm đi kiểm lại xem đã khóa cửa xe chưa, bật rồi tắt đèn nhiều lần để chắc chắn là đã thực sự tắt, hoặc nói chung là lặp đi lặp lại một hành động. Thông thường người OCD biết rằng nỗi ám ảnh của họ là vô lý.

Nỗi ám ảnh với việc rửa tay hoặc bụi bẩn/ô nhiễm. Những người có nỗi ám ảnh này sẽ rửa tay ngay sau khi chạm vào bất cứ vật gì mà họ cho là nhiễm bẩn.

Những ý nghĩ xâm nhập. Một số người OCD phải chịu đựng những ý nghĩ xâm nhập – là những ý nghĩ không thích hợp và gây căng thẳng cho người bệnh. Thông thường những ý nghĩ này được chia thành ba nhóm – ý nghĩ bạo lực không thích hợp, ý nghĩ tính dục không thích hợp và ý nghĩ tôn giáo báng bổ.

Hiểu về kiểu thức ám ảnh/căng thẳng/cưỡng chế. Người OCD bị căng thẳng và lo âu khi bị tác nhân kích thích, do đó họ cảm thấy buộc phải tuân theo những hành vi nhất định nào đó. Những hành vi này tạm thời giúp giải tỏa hoặc giảm nhẹ nỗi lo âu của họ, nhưng chu kỳ đó bắt đầu lặp lại khi sự cảm giác nhẹ nhõm đó đã hết hiệu lực. Người OCD có thể trải qua chu kỳ ám ảnh, căng thẳng và cưỡng chế nhiều lần trong một ngày.

• Tác nhân kích thích. Tác nhân kích thích có thể ở bên trong hoặc bên ngoài như một ý nghĩ hoặc một trải nghiệm. Đó có thể là ý nghĩ bị nhiễm bẩn hoặc một lần bị cướp trong quá khứ.

• Diễn giải. Người OCD diễn giải tác nhân kích thích theo cảm nhận của họ thành sự việc nghiêm trọng và đáng sợ. Đối với tác nhân kích thích trở thành nỗi ám ảnh, người OCD cảm thấy đó là mối nguy thực sự và sẽ xảy ra.

• Sự ám ảnh/lo âu. Nếu người OCD cảm nhận tác nhân kích thích là mối đe dọa thực sự, điều đó sẽ gây nên sự lo âu rõ rệt và dần dần sẽ sinh ra nỗi ám ảnh với ý nghĩ hoặc với khả năng có ý nghĩ đó. Ví dụ, nếu bạn có ý nghĩ bị cướp dẫn đến sự sợ hãi và lo âu khủng khiếp thì ý nghĩ này có khả năng trở thành nỗi ám ảnh.

• Sự cưỡng chế. Sự cưỡng chế là thói quen hoặc hành động mà bạn biểu hiện để đối phó với stress do nỗi ám ảnh gây ra. Sự ám ảnh bắt nguồn từ nhu cầu kiểm soát khía cạnh nào đó của hoàn cảnh nhằm giúp bạn có cảm giác kiểm soát được nỗi lo sợ hoặc ám ảnh. Đó có thể là việc kiểm tra đã tắt đèn chưa đến năm lần, nói lời cầu nguyện tự nghĩ ra, hoặc liên tục rửa tay. Bạn có thể thấy rằng mình đang biện hộ rằng áp lực từ việc kiểm tra khóa cửa nhiều lần vẫn nhẹ hơn áp lực về sự kiện bị cướp mà bạn có thể phải chịu đựng.

Biết sự khác nhau giữa rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) và rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế (OCPD). Nói về OCD, nhiều người nghĩ đến mối bận tâm thái quá về trật tự và quy tắc. Mặc dù xu hướng đó có thể là biểu hiện của OCD, nhưng không nhất thiết được chẩn đoán là OCD, trừ khi những ý nghĩ và hành vi đó liên quan đến mối bận tâm không mong muốn. Mặt khác, xu hướng này có thể là biểu hiện của OCPD, một bệnh rối loạn nhân cách với đặc điểm là người bệnh có các tiêu chuẩn cá nhân cao và chú ý thái quá đến trật tự và kỷ luật.

• Đừng quên rằng không phải tất cả những người OCD đều bị rối loạn nhân cách, nhưng có khả năng cao là OCD và OCPD xảy ra đồng thời.

• Nhiều hành vi và ý nghĩ liên quan đến OCD là không mong muốn, do đó OCD thường có mức độ rối loạn chức năng cao hơn OCPD.

• Ví dụ, những hành vi liên quan đến OCD có thể cản trở khả năng đảm bảo giờ giấc, trong các trường hợp hiếm gặp thậm chí người bệnh còn không thể rời khỏi nhà. Những suy nghĩ xâm nhập và đôi khi mơ hồ thường xuất hiện, chẳng hạn “lỡ như sáng nay mình quên một thứ quan trọng ở nhà”, có thể gây lo âu tai hại cho người bệnh. Nếu một người có những kiểu hành vi và ý nghĩ như vậy ngay từ khi còn trẻ thì người đó có nhiều khả năng bị OCD hơn là OCPD.

Hiểu rằng có nhiều dạng và mức độ OCD. Trong mọi trường hợp OCD, các dạng rối loạn sẽ phát triển trong suy nghĩ hoặc hành vi của người bệnh, có tác động tiêu cực rõ rệt đến hoạt động hàng ngày của họ. Vì các kiểu liên quan đến OCD rất đa dạng, có lẽ tốt hơn là OCD nên được hiểu là một phần của dạng rối loạn hơn là riêng một căn bệnh. Các triệu chứng có thể khiến bạn tìm kiếm sự điều trị hoặc không, tùy vào việc chúng có ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn hay không.

• Tự hỏi bản thân rằng dạng ý nghĩ và hành vi đặc trưng đó có ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn theo cách tiêu cực hay không. Nếu câu trả lời là có, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ.

• Cho dù dạng OCD của bạn khá nhẹ và không ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, bạn có thể vẫn cần sự trợ giúp để nó khỏi trở nên khó kiểm soát. Một ví dụ của mức độ nhẹ của OCD là bạn thường bị thôi thúc kiểm tra ổ khóa cửa dù đã nhiều lần kiểm tra chắc chắn là cửa đã khóa. Ngay cả khi bạn không hành động vì những thôi thúc đó, hành vi này cũng có thể làm bạn phân tâm và khó tập trung vào các hoạt động khác trong cuộc sống.

• Ranh giới giữa OCD và việc thỉnh thoảng sự thôi thúc vô lý không phải lúc nào cũng rõ ràng. Bạn sẽ phải xác định có nên coi thôi thúc đó là nghiêm trọng đến mức cần tìm sự giúp đỡ chuyên môn hay không.

Lời khuyên

•Đảm bảo dùng thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ tâm thần đã kê toa cho bạn. Không bỏ qua, ngưng thuốc hoặc tăng liều lượng mà chưa tham khảo bác sĩ.

Cảnh báo

• Nếu các triệu chứng OCD của bạn xấu đi hoặc quay trở lại, hãy nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa tâm thần ngay lập tức.

Kết quả hình ảnh cho obsessive compulsive disorder

Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại https://www.maihuong.gov.vn/vi/doi-ngu-chuyen-mon.htm - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038