Điện thoại, viber, zalo

0988 079 038

slide 1 slide 2 slide 3 slide 4 slide 5 slide 6 slide 7
nhận tư vấn cai rượu/ma tuý từ xa
Tại sao bạn không ngủ được?

Mất ngủ mạn tính và các vấn đề giấc ngủ khác có thể do hậu quả sử dụng chất gây nghiện.

Người mắc rối loạn giấc ngủ thường sử dụng chất gây nghiện và rượu với mong muốn được giấc ngủ ngon. Nhưng người đó sẽ quen dần với tác dụng an thần của các chất này, khiến phải sử dụng nhiều chất gây nghiện với tần suất tăng để có thể ngủ được. Điều này làm tăng nguy cơ mắc nghiện.

Người nghiện rượu bị khó ngủ do nhịp sinh học không đều, vì hooc - môn melatonin bài tiết chậm về đêm. (Melatonin là một hormone nội sinh trong cơ thể, được sản xuất từ tuyến tùng. Melatonin có vai trò quan trọng trong điều hòa nhịp sinh học thức – ngủ của cơ thể, giúp ngủ sâu giấc và ban ngày tỉnh táo hơn).

So với người không hút thuốc, người lạm dụng thuốc lá (nicotine) thường bị khó ngủ, gián đoạn giấc ngủ và ngủ ít hơn. Sử dụng cần sa khiến não khó thư giãn và hoạt động chậm lại, dẫn tới khó ngủ đầu giấc.

Người nghiện cocaine khó ngủ, giảm chất lượng giấc ngủ và giảm giấc ngủ REM. Khi cai cocaine thì mất ngủ là một trong những triệu chứng phổ biến nhất.

Với chất kích thích khác, chẳng hạn methamphetamine và methylphenidate, rối loạn giấc ngủ tương tự khi sử dụng cocaine. Ảnh hưởng 2 loại chất trên đối với giấc ngủ thường là giảm giấc ngủ sâu, tăng giấc ngủ nông, làm gián đoạn giấc ngủ, thường gặp ác mộng và chứng ngưng thở khi ngủ.

Ngừng sử dụng chất gây nghiện hoặc rượu sẽ làm giảm đáng kể chứng mất ngủ. Dưới đây là 7 cách đơn giản chống mất ngủ:

1. Tạo thói quen đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, thậm chí cả dịp cuối tuần.

2. Tránh nicotine, cà phê hoặc rượu vào ban đêm. Những chất kích thích này sẽ khiến bạn tỉnh táo. Tác dụng của caffeine được cho kéo dài đến nhiều giờ, vì vậy hãy tránh xa caffeine vào buổi tối và đêm khuya. Rượu bia có thể gây cảm giác buồn ngủ, nhưng trong đêm dễ bị tỉnh giấc.

3. Nếu ngủ ngắn nhiều lần trong ngày sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ ban đêm. Giấc ngủ trưa chỉ nên kéo dài chừng 15 phút.

4. Các chuyên gia cho biết tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện giấc ngủ. Tuy nhiên, không nên tập thể dục ngay trước thời điểm ngủ. Cố gắng kết thúc các bài tập thể dục chừng 3-4 giờ trước khi lên giường.

5. Lên giường chỉ để ngủ. Tránh mang công việc hay nói chuyện điện thoại, xem ti vi hoặc nghe nhạc khi ở trên giường. Những hoạt động này có thể gây khó ngủ.

6. Không ăn ngay trước giờ ngủ. Ăn tối muộn hoặc ăn nhẹ thường kích hoạt hệ tiêu hóa làm việc, gây cản trở giấc ngủ.

7. Đảm bảo môi trường xung quanh tạo sự thoải mái nhất. Nhiệt độ, ánh sáng và tiếng ồn (nếu có) trong phòng ngủ đều có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Khám, tư vấn miễn phí các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần và điều trị nghiện rượunghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, mệt mỏi mạn tính, đau đầu, đau lưng, đau mỏi vai gáy, rối loạn tiền đình, rối loạn thần  kinh thực vậtmất ngủ, loạn thần do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá, thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.