Điện thoại, viber, zalo

0988 079 038

slide 1 slide 2 slide 3 slide 4 slide 5 slide 6 slide 7
nhận tư vấn cai rượu/ma tuý từ xa
Rối loạn hoảng sợ

Triệu chứng

Bệnh nhân có thể có một hoặc nhiều triệu chứng về cơ thể (ví dụ: đau ngực, chóng mặt, thở nhanh). Các biểu hiện hơn nữa để có một bệnh cảnh điển hình được mô tả bên dưới.

Các nét đặc trưng để chẩn đoán

Các cơn lo sợ không giải thích được bắt đầu đột ngột, phát triển nhanh chóng và có thể kéo dài chỉ trong vòng một vài phút.

Các cơn thường xuất hiện với các triệu chứng cơ thể như tim đập nhanh, đau ngực, các cảm giác nghẹt thở, co thắt ở dạ dày, chóng mặt, cảm giác không thực hoặc lo sợ có thảm họa cho cá nhân mình (mất khả năng tự chủ hay bị điên loạn, các cơn nhồi máu cơ tim, chết đột ngột). Một cơn thường dẫn đến nỗi sợ hãi bị một cơn khác và dẫn đến tránh né những nơi mà cơn đã xuất hiện. Bệnh nhân có thể tránh tập thể dục hay các hoạt động khác có thể gây các cảm giác cơ thể tương tự như thấy trong cơn hoảng sợ.

Chẩn đoán phân biệt

Nhiều bệnh nội khoa có thể gâyra các triệu chứng tương tự các cơn hoảng sợ (loạn nhịp tim, thiếu máu não, bệnhmạch vành, nhiễm độc giáp trạng). Cần tiến hành tìm hiểu bệnh sử và khám xét cơ thể đầy đủ để loại trừ các bệnh lý này.

Nếu cơn chỉ xuất hiện trong nhữngtình huống gây sợ đặc biệt, xem Rối loạn ám ảnh sợ.

Nếu khí sắc trầm buồn, xem Trầm cảm.

Các hướng dẫn quản lý

Thông tin cơ bản cho bệnh nhân và gia đình

Rối loạn hoảng sợ là phổ biếnvà có thể điều trị được.

- Lo âu thường gây ra các nhận cảm sợ hãi về cơ thể: đau ngực, chóng mặt, thở nhanh. Đó không phải là các dấu hiệu của một bệnh lý cơ thể: chúng sẽ đi qua khi lo âu đã được chế ngự.

- Lo âu còn gây ranhững ý nghĩ: sợ chết, cảm nhận thấy sắp bị điên loạn hoặc mất tự chủ. Các ý nghĩ này cũng qua đi khi lo âu đã được kiểm soát.

- Các biểu hiện loâu về cơ thể và tâm thần có tác động củng cố lẫn nhau. Việc bệnh nhân chú ý vào các triệu chứng cơ thể sẽ càng làm tăng cường lo sợ.

- Một bệnh nhân cách ly hay tránh né các hoàn cảnh mà cơn hoảng sợ dã xuất hiện sẽ chỉ càng làm tăng thêm nỗi lo âu sợ hãi của mình.

Tư vấn cho bệnh nhân và gia đình

- Khuyên bệnh nhân thực hiện các bước sau đây khi một cơn hoảng sợ xuất hiện:

• Ngồi tại chỗ cho đến khi cơn hoảng sợ qua đi.

• Tập trung vào việc chế ngự lo âu song không cần quantâm đến các triệu chứng về mặt cơ thể.

• Tiến hành thở chậm, thư giãn, thở quá sâu hay quá nhanh (tăng thông khí) có thể gây ra một số triệu chứng cơ thể của cơn hoảng sợ. Việc kiểm soát nhịp thở sẽ làm giảm các triệu chứng về cơ thể này.

• Tự nhủ rằng đó là một cơn hoảng sợ; các cảm giác và ý nghĩ sợ hãi sẽ qua đi nhanh chóng.

- Xác định những nỗi lo đã bị khuyếch đại và xuất hiện trong cơn hoảng sợ (ví dụ: bệnh nhân sợ rằng mình đang bị nhồi máu cơ tim).

- Thảo luận cáchđương đầu với các nỗi lo trong cơn hoảng sợ đó (ví dụ: bệnh nhân phải tự nhủ rằng"Tôi không bị nhồi máu cơ tim. Đó là một cơn hoảng sợ và cơn sẽ qua đi trong vài phút").

Thuốc

Nhiều bệnh nhân tốt lên sau khiđược tư vấn như trên và không cần phải dùng thuốc.

Nếu cơn hoảng sợ xảy ra thường xuyên và nặng; hoặc nếu bệnh nhân có trầm cảm rõ rệt, có thể điều trị bằng thuốc chống trầm cảm (ví dụ: Imipramin 25mg uống buổi tối tăng dần đến liều 100 - 150mg uống tối trong 2 tuần). Với các bệnh nhân cơn xảy ra không thường xuyên vàcác triệu chứng nhẹ, có thể điều trị bằng thuốc chống lo âu trong một giai đoạn ngắn (ví dụ: Lorazepame 0,5 - 1,0 mg cho 3 lần trong ngày).

Khám chuyên khoa

-  Khám chuyên khoa tâm thần nếu cơn hoảng sợ nặng, tiếp diễn sau các đợt trị liệu nêu trên.

-  Chuyển sang trị liệu nhận thức, hành vi, nếu có, có thể có hiệu quả với các bệnh nhânkhông có tiến bộ với các trị liệu trên.

-  Hoảng sợ thường gây ra các triệu chứng về mặt cơ thể. Tránh việc khám xét không cần thiết.

Kết quả hình ảnh cho panic disorder

Khám, tư vấn miễn phí các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần và điều trị nghiện rượunghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, mệt mỏi mạn tính, đau đầu, đau lưng, đau mỏi vai gáy, rối loạn tiền đình, rối loạn thần  kinh thực vậtmất ngủ, loạn thần do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá, thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.