Điện thoại, viber, zalo

0988 079 038

slide 1 slide 2 slide 3 slide 4 slide 5 slide 6 slide 7
nhận tư vấn cai rượu/ma tuý từ xa
Trầm cảm ở người trưởng thành

Bạn đã bao giờ trải qua cảm giác lo lắng và căng thẳng tột độ, hay những cơn đau lồng ngực, đau đầu, đổ mồ hôi, đau dạ dày. Đây có thể là những triệu chứng của trầm cảm.

Trầm cảm gây ra những tổn thương và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của mỗi người bất kì độ tuổi nào, nó cũng có thể là nguyên nhân của hàng loạt các vấn đề về sức khỏe và khiến chất lượng cuộc sống giảm đi đáng kể. Có khoảng 3- 14% người trưởng thành gặp những triệu chứng được cho là có liên quan đến trầm cảm, một nghiên cứu từ Hội nhà báo quốc tế về các bệnh tâm thần tuổi già chỉ ra rằng có 27% người trưởng thành đang phải nhận sự trợ giúp về mặt tâm thần trước những triệu chứng của trầm cảm. Phần lớn những hội chứng rối loạn chủ yếu liên quan đến trầm cảm bao gồm các chứng sợ, cùng các loại rối loạn tâm thần khác. Các rối loạn nỗi sợ, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn hoảng loạn, các hậu chấn thương tâm lí khác thường ít phổ biến hơn.

Các loại rối loạn tâm thần liên quan đến trầm cảm và triệu chứng của chúng:

- Rối loạn hoảng loạn : Được thể hiện bằng các cơn hoảng loạn bất chợt, những cảm xúc sợ sệt mãnh liệt đến không báo trước và lặp lại nhiều lần. Các triệu chứng bên ngoài của rối loạn này có thể là đau ngực, tim đập nhanh, thở dốc, chóng mặt, đau bụng…

- Rối loạn ám ảnh cưỡng chế: Những người mắc hội chứng này thường trải qua những suy nghĩ ám ảnh không mong muốn và họ cảm thấy họ không kiểm soát được dòng suy nghĩ của mình. Biểu hiện của những người mắc hội chứng này là lặp lại các hành động với tần suất cao.

- Rối loạn hậu chấn thương tâm lý: hay còn gọi là PTSD, được biểu hiện bằng những triệu chứng dai dẳng liên tục sau khi phải đối mặt với các sự kiện gây ảnh hưởng lên tâm lý họ như bạo lực, bạo hành, ngược đãi, mất người thân, các tình huống đe dọa tính mạng… Các triệu chứng phổ biến có thể là ác mộng, mất cảm xúc, các hồi tưởng về các sự kiện không hay trong quá khứ, cảm giác tức giận, cáu kỉnh, mất tập trung…

- Rối loạn nỗi sợ: biểu hiện bằng những nỗi sợ vô lí và mãnh liệt trước những vấn đề, những sự vật không thực sự nguy hiểm dẫn đến sự né tránh những tình huống mà họ cảm thấy sự an toàn của mình bị đe dọa. Các rối loạn nỗi sợ bao gồm Agoraphobia (sợ cuộc sống bên ngoài), sợ giao tiếp xã hội, sợ một số loài động vật, sợ lái xe, sợ độ cao, sợ không gian hẹp, sợ sấm sét...

- Các rối loạn căng thẳng nói chung: Các nỗi lo thái quá trong cuộc sống hàng ngày mặc dù những nỗi lo đó không đáng có. Nó đi kèm các triệu chứng bên ngoài như mệt mỏi, run rẩy, căng cơ, đau đầu, buồn nôn.

Xác định những nguy cơ dẫn đến trầm cảm.

Vấn đề của đa số các hội chứng tâm thần nói chung là chúng khó nhận ra. Vì lí do các hội chứng này có thể làm suy giảm sức khỏe người bệnh và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày của họ, việc nhận ra những tác nhân có thể dẫn đến tình trạng này rất quan trọng. Nó bao gồm: Các bệnh hiểm nghèo liên quan đến tim mạch, phổi, gan, thận, tuyến giáp, v.v ; Sức khỏe tâm thần kém; mất ngủ; ảnh hưởng của tác dụng phụ khi điều trị bệnh; lạm dụng chất kích thích; hạn chế các hoạt động thể chất; các sự kiện ảnh hưởng đến tâm lí; các ảnh hưởng xấu từ các sự kiện trong quá khứ.

Các lựa chọn chữa trị.

Cách đơn giản và phổ biến, hiệu quả nhất để chữa trị các loại hội chứng tâm thần đó là kết hợp các liệu pháp điều trị cụ thể và phù hợp với từng tình huống. Vì các hội chứng này càng để lâu dài càng khó chuẩn đoán và chữa trị nên nó cần được phát hiện sớm và xử lý nhanh nhất tránh gây ra những hậu quả khó lường.

Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038