Điện thoại, viber, zalo

0988 079 038

slide 1 slide 2 slide 3 slide 4 slide 5 slide 6 slide 7
nhận tư vấn cai rượu/ma tuý từ xa
Rối loạn ăn uống có liên quan đến nghiện rượu

Hội chứng chán ăn (anorexia) hoặc ăn uống thiếu kiểm soát (bulima) là 2 vấn đề dinh dưỡng phổ biến nhất. Biểu hiện và hệ quả mỗi hội chứng hoàn toàn khác nhau. Thuật ngữ riêng cho 2 hội chứng này có tên khoa học là “Drunkorexia” miêu tả những người thiếu kiểm soát ăn uống có liên quan đến uống bia rượu. Các rối loạn ăn uống này không nên coi thường, vì có thể gây nguy hiểm chết người. Thực tế, theo Hiệp Hội dinh dưỡng Hoa Kỳ tỷ lệ tử vong của chán ăn là 4% và 3,9% đối với ăn vô độ, với con số khoảng 30 triệu người.

Chán ăn là chứng rối loạn ăn uống, trong đó người bệnh tìm mọi cách để giảm cân. Khi mắc chứng chán ăn tâm thần, lượng calo đưa vào rất hạn chế. Nhiều người biếng ăn tránh uống rượu, nhưng một số lại chọn rượu thay vì ăn uống. Một số người uống để giữ bình tĩnh, né tránh tâm trạng lo lắng trước khi ăn hoặc để ngăn chặn sự thèm ăn. Bằng cách uống rượu, người bệnh có thể che giấu rối loạn và vẫn duy trì chế độ ăn uống. Một số uống rượu vào ban ngày và ăn vào ban đêm. Họ duy trì sự sống của bản thân dựa trên những phần nhỏ của thực phẩm ít calo, hoặc không có thức ăn nào cả. Nhưng sau đó ăn nhiều cùng với tiêu tiền rất nhiều để mua thức ăn. Một số người chỉ ăn toàn pizza, nhiều hộp ngũ cốc và khối lượng đồ ngọt. Những người bị rối loạn ăn uống đôi khi chi tiêu $ 80 đến $ 100 một ngày cho thức ăn nhanh. Một số uống rượu trong khi ăn. Tuy nhiên, có người coi rượu là thức ăn chính. Nghiên cứu gần đây cho thấy 25 đến 33 % những người bệnh này sử dụng thuốc phiện và nghiện rượu. Cao hơn so với ăn vô độ: Một nghiên cứu gần đây cho thấy 20-25 % người mắc chứng biếng ăn có nghiện rượu hoặc vấn đề lạm dụng chất gây nghiện. Ăn vô độ đôi khi uống rượu, hoặc dùng cocaine hoặc heroin để ngăn chặn thôi thúc thèm ăn. Sau đó, người này lại ăn thoải mái khi cảm thấy an toàn, thường ăn vào ban đêm.

Cần xác định rối loạn ăn uống có trước hay nghiện rượu có trước. Các nghiên cứu cho thấy ngày càng nhiều người, đặc biệt là phụ nữ, đang lạm dụng rượu Vì phụ nữ dễ mắc rối loạn ăn uống hơn nam nên khả năng có sự liên quan về giới. Tuy nhiên, cả nam và nữ đều dễ bị tổn thương do sự kết hợp giữa rối loạn ăn uống và lạm dụng rượu. Các yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng đến việc rối loạn ăn uống hay nghiện rượu. Một bệnh nhân rối loạn ăn uống, (là một y tá) đã nhìn chằm chằm vào đồng hồ trong thời gian dài, cảm thấy đau khi cô ngừng tiếp tục ăn uống. Cô uống rượu không chỉ là đối phó với sự căng thẳng công việc mà còn để thư giãn khi ăn trước mặt các đồng nghiệp.

Mặc dù ai cũng có thể trở thành "Drunkorexia", nhưng một số nhóm có nhiều nguy cơ hơn. Nhiều nữ sinh viên gặp cả ăn kiêng thiếu khoa học hoặc ăn vô độ với lạm dụng rượu. Các nghiên cứu cho thấy khoảng 30 % phụ nữ trong độ tuổi đại học hạn chế lượng thức ăn để uống nhiều hơn, cảm thấy tốt hơn về ăn uống và tránh tăng cân. Hầu hết phụ nữ được khảo sát cho biết họ thường không ăn trước khi uống. Họ cho rằng điều này sẽ làm họ say xỉn nhanh hơn, hấp thụ ít thức ăn hơn, và do đó giảm cân. Áp lực xã hội về ngoại hình đang lớn dần, đặc biệt trong giới trẻ. Khi 2 áp lực này kết hợp lại, không có gì ngạc nhiên khi độ tuổi 20 và 30 có nguy cơ trở thành “bợm rượu”. Đặc biệt khi nhiều người dùng rượu thay đồ ăn mặc dù rượu không đem lại calo.

Người bị hội chứng drunkorexa nghĩa là uống rượu khi đói, điều này gây tác hại rất lớn ngay sau khi uống rượu, bao gồm suy nhược, chóng mặt và mất trí nhớ, tất cả đều có thể gây hại cho sinh viên. Drunkorexics cũng dễ bị nôn. Hành vi này có thể coi như một cách giảm cân. Rượu gây mất nước, làm mất đi chất dinh dưỡng và khoáng chất hiện có. Đối với chứng biếng ăn hoặc ăn vô độ, mức độ hậu quả rối loạn ăn uống có thể gây nguy hiểm hoặc tử vong do có rượu.

Nếu chúng ta uống rượu để đối phó với rối loạn ăn uống, liên hệ với một chuyên gia sức khoẻ tâm thần để điều trị theo chẩn đoán kép để tìm hiểu về một cách tiếp cận hai hướng để chống rối loạn ăn uống và nghiện rượu. Điều trị đúng sẽ có thể khôi phục sức khỏe: Đốt cháy năng lượng thức ăn một cách an toàn thay vì uống rượu.

Trực tiếp tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần và điều trị nghiện rượunghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, loạn thần do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.