Điện thoại, viber, zalo

0988 079 038

slide 1 slide 2 slide 3 slide 4 slide 5 slide 6 slide 7
nhận tư vấn cai rượu/ma tuý từ xa
Làm cha mẹ đúng cách: Khen ngợi để giúp con phát triển

Nếu con chúng ta phải vật lộn rất khó nhọc với các triệu chứng ADHD, có thể con đã nhận biết những gì con không thể làm tốt. Giúp con tạo dựng lòng tự tin và tự trọng bằng cách khen ngợi đúng lúc (và có ý tốt) để khẳng định thế mạnh của con - thay vì chỉ quan tâm đến điểm yếu của con.

Phụ huynh trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD hoặc ADD) thường mất khá nhiều thời gian để chỉ ra những nhược điểm của con — và cố tìm cách khắc phục. Không có gì sai khi cố gắng sửa chữa tính bốc đồng, vô tổ chức hoặc thiếu tập trung của con. Cha mẹ phải làm như vậy. Nhưng tập trung quá nhiều vào những thiếu sót của con sẽ ảnh hưởng đến lòng tự trọng của con.

Nếu trẻ liên tục bị chì trích là lười biếng (hoặc tệ hơn) sẽ chán nản đến mức không theo đuổi — hoặc thậm chí không chú ý — những gì chúng giỏi và thích làm. Giống như mọi người khác, trẻ ADHD đều có điểm mạnh và đam mê của mình. Nhưng chúng sẽ khó nhận ra nếu cha mẹ và giáo viên luôn trách mắng và sát phạt chúng.

Không phải là tránh chỉ trích, mà là xoa dịu những nhận xét tiêu cực bằng cách tập trung vào những gì con làm tốt để khuyến khích và khen ngợi. David Giwerc, một huấn luyện viên ADHD (và người trưởng thành mắc ADHD) cho biết: “Người mắc ADHD cải thiện cơ hội thành công bằng cách tập trung vào những tài năng bẩm sinh của mình - những tài năng luôn mang lại thành tích xuất sắc – lập kế hoạch để làm cho tài năng đó ngày càng phát huy mạnh mẽ”. “Tôi không biết ai đã vượt lên bằng cách cố gắng loại bỏ điểm yếu của mình. Nhưng tôi có rất nhiều khách hàng, bạn bè, người thân và đồng nghiệp đã trưởng thành và tiến lên nhờ phát huy thế mạnh của họ.”

Nhắm tới sự cân bằng

Tập trung vào điểm yếu của bản thân: Đó là thông điệp mà Steve M. nhận được khi lớn lên với chứng ADHD vào những năm 1960. Anh nói: “Ngay từ ngày đầu tiên đi học, tôi đã nhận thức sâu sắc về tất cả những điều mình không thể làm được. “Tôi không thể đọc tốt. Tôi không thể chú ý. Tôi không thể ngồi yên. Tôi rất bốc đồng, và đôi khi hung hăng. Các giáo viên, bạn bè và người thân luôn nghĩ tôi lười biếng. Tất cả những gì mọi người từng nghĩ về tôi là những gì tôi không giỏi.”

Sau khi tốt nghiệp trung học, Steve đăng ký học trường cao đẳng cộng đồng, nhưng lại chuyển trường khác, cuối cùng bỏ học và không được bằng cấp gì. Cha mẹ đã cố gắng giúp anh tìm việc. Nhưng trong sâu thẳm, anh cảm nhận được nỗi thất vọng của cha mẹ trước những thất bại của anh. Anh phải đi làm một loạt những công việc lặt vặt khiến anh bối rối và tức giận. “Tôi không thể tiếp tục làm gì được lâu vì tôi rất dễ rời bỏ nhiệm vụ. Tôi thường mắc những sai lầm ngu ngốc vì không chú ý đến chi tiết.”

Steve đã tham khảo ý kiến ​​bác sĩ chuyên khoa tâm thần, bác sĩ đưa ra chẩn đoán chứng tăng động giảm chú ý và cho dùng thuốc. Đột nhiên, anh có thể tập trung. Bác sĩ khuyến khích anh tìm ra sở thích và điểm mạnh – rồi anh tiến lên từ đó. “Tôi luôn thích nấu ăn, nhưng chưa bao giờ nghĩ mình thực sự có thể kiếm sống bằng nghề này,” anh nhớ lại. Anh nhận ra mình có sở trường tạo ra các công thức nấu ăn. Vì vậy, anh quay lại trường cao đẳng cộng đồng và học ngành dịch vụ ăn uống.

Hiện Steve và vợ kiếm sống khá giả với vai trò là chủ một tiệm bánh pizza. “Tôi đã mất một thời gian dài để xác định điểm mạnh của mình,” anh nói. “Một khi tôi đã làm được, thành quả công việc sẽ thay đổi cách tôi nhìn nhận về bản thân và cách người khác nhìn nhận tôi. Tôi biết điểm mạnh của tôi nằm ở phần doanh nghiệp chứ không phải ở các chi tiết. Tôi đảm bảo tôi có sẵn hệ thống vận hành tốt để các chi tiết không bị lọt ra ngoài.”

Giờ đây, Steve đang giúp con trai 9 tuổi mắc ADHD khám phá nhiều sở thích khác nhau và tìm ra tài năng của riêng mình — đồng thời cố gắng giúp cậu bé tránh gặp những vấn đề mà anh từng phải vật lộn trước đây.

Cha mẹ là thám tử

Người mắc ADHD nên tập trung vào điểm mạnh, nhưng lời khuyên thực tế lại là chuyện khác. Làm thế nào cha mẹ biết con giỏi cái gì? Giwerc khuyến khích các bậc cha mẹ trở thành thám tử — chú ý kỹ những gì con thích và làm tốt, cũng như tất cả những hoàn cảnh góp phần vào thành công và hạnh phúc của con.

“Cố gắng xác định xem con có xu hướng làm gì một cách tự nhiên và đạt thành công mức nào. Tôi không khuyến khích các cha mẹ bỏ qua điểm yếu của con,” Giwerc giải thích. “Nếu con về nhà với học bạ toàn điểm A và một điểm F, các cha mẹ sẽ tập trung vào điều gì? Rất có thể, là điểm F. Nếu vậy, cha mẹ đã gửi đi một thông điệp là những gì chưa tốt là điều quan trọng hơn.”

Quá trình “tìm hiểu” này nên bắt đầu ngay trước khi trẻ thể hiện sở thích hoặc khả năng đặc biệt. Trước hết phải thực sự tin rằng con có những điểm mạnh, rằng thành công là có thể. Quan trọng là cha mẹ phải quan tâm đến những gì mà con mình quan tâm.

“Hãy nói chuyện với con và tìm hiểu xem con thực sự thích làm gì - cả khi điều đó không liên quan gì đến ý tưởng thành công của cha mẹ. Nếu trẻ ADHD không biết cách tập trung vào điểm mạnh của chúng, thì sẽ khó cảm thấy thành công hơn rất nhiều.” Nhiều người ADHD đã thành công trong nhiều công việc từ quản lý trường trung học đến cố vấn chính trị. Những người này đều chia sẻ là họ “cảm thấy được phép làm theo thế mạnh của mình.”

Thế mạnh sẽ dẫn dắt con đường sự nghiệp

Một số trường hợp, giáo viên là người phát hiện điểm mạnh của trẻ. Điều đó đúng với Giwerc, người có tuổi thơ được đánh dấu bằng chứng hiếu động thái quá đến mức thường xuyên làm gãy ghế. Vì anh không thể ngồi yên trong lớp học, chính người giáo viên lớp 3 ấy đã đuổi anh ta khỏi trường học, cũng là người đầu tiên nhận ra anh là một vận động viên bẩm sinh.

Anh đã khai thác khả năng này, chơi bóng rổ ở trường đại học (nơi anh ấy tốt nghiệp hạng ưu) và giành được đai đen karate ở tuổi 40. Một thập kỷ sau, việc tập luyện thường xuyên (thường được thực hiện với nhạc Motown) giúp anh ấy tập trung để có thể vận hành các hoạt động của mình, huấn luyện kinh doanh. Anh ấy thường tổ chức các cuộc họp trong khi chạy trên máy chạy bộ.

Robert Tudisco là người trưởng thành ADHD, phải mất một thời gian những điểm mạnh của anh ấy mới bộc lộ. Lớn lên, anh biết mình thông minh, nhưng dường như không ai để ý. Anh ấy nói: “Có nhiều điều đang diễn phía sau tôi mà tôi không được ghi nhận”.

Giao tiếp văn bản là vấn đề đặc biệt với anh. Anh nhớ lại, một lần, giáo viên gọi điện cho bố mẹ anh nói rằng Robert gần như không viết được chữ nào vào vở. Cô giáo nói, khi anh ấy nỗ lực để ghi chép thì không ai đọc được. Rất may, giáo viên của Tudisco đã nhận thấy tài năng diễn thuyết trước đám đông của anh. Phát hiện được năng khiếu diễn thuyết giỏi đã giúp thuyết phục anh ấy theo đuổi sự nghiệp luật sư - theo anh ấy, nghề này “hoàn hảo cho người mắc ADHD”. Sau khi học luật, anh ấy làm việc trong văn phòng luật sư quận. Anh rất hài lòng, nhưng không ngạc nhiên, khi phát hiện ra rằng khả năng diễn thuyết khiến anh trở nên nổi bật trong phòng xử án. Anh nói: “Trong thời gian thử việc, mọi thứ đã thay đổi nhanh chóng. “Cần phải phản ứng nhanh. Tôi đã đứng vững trước tòa và là một ngôi sao.”

Không có gì khác biệt lắm khi anh ấy phải xử lý các thủ tục giấy tờ liên quan đến các vụ án của mình vì môi trường tại văn phòng của D.A. thường hỗn loạn. Tuy nhiên, vài năm sau, khi anh ấy mở cơ sở hành nghề riêng ở White Plains, New York, điểm yếu này bộc lộ rất phũ phàng. “Đột nhiên, tôi phải điều hành văn phòng, theo dõi thời gian và sắp xếp công việc,” anh nói. "Đó là một ác mộng."

Theo thời gian, anh tìm ra cách để “vượt qua những yếu điểm của bản thân” và xây dựng phương pháp làm việc thành công. Thuốc chữa ADHD giúp anh ấy theo kịp công việc bàn giấy (cho dù anh thường bỏ thuốc trong thời gian đầu, vì cảm thấy minh mẫn hơn khi không dùng thuốc). Bàn phím di động cho phép anh ghi lại suy nghĩ mà không cần giấy bút. Giống như Giwerc, Tudisco nhận thấy anh ấy là một bộ xử lý động học. Như anh ấy nói, “Tôi cần phải di chuyển để suy nghĩ.” Năm nay 42 tuổi, Tudisco chạy 20 dặm một tuần —lên đến 60 dặm khi tham gia cuộc chạy marathon, và anh ấy chạy như vậy mỗi năm ít nhất 1 lần.

Xác định lại sự khác biệt

Ray Reinertsen, một giáo sư đại học sống gần Duluth, Minnesota, đã dành nhiều năm nỗ lực vô ích để sửa chữa những yếu điểm của chứng tăng động giảm chú ý của mình: tình trạng vô tổ chức trường diễn, không thể theo dõi việc gì đến nơi đến chốn. Anh lập ra những danh sách dài vô tận (thường bị đặt nhầm chỗ) và thiết lập hệ thống khen thưởng. (“Nếu tôi hoàn thành việc này, thì tôi sẽ tự thưởng cho mình điều đó.”)

Không hiệu quả. Anh ấy thường xuyên lo lắng về căn phòng bừa bộn của mình. Cách đấy vài năm, một giảng viên ADHD khuyến khích anh tự trách mình về những điểm yếu mà thay vào đó, hãy tập trung vào mức năng lượng cao và sự đồng cảm của mình. Anh ngừng lo lắng về căn phòng. Anh nhận thấy phòng rất lộn xộn là vì anh ấy cần năng lượng để thực hiện nhiều dự án cùng một lúc. Bằng cách “cho phép bản thân” quan tâm đến nhu cầu của sinh viên, anh đã trở thành một giảng viên năng động và sáng tạo hơn.

“Tôi thấy học sinh có nhiều cách học khác nhau,” anh nói. “Vì vậy, tôi dạy bằng nhiều phương pháp khác nhau — trực quan, tự nhiên, bằng các bài kiểm tra viết thực hành, v.v..” Anh ấy nói, nếu không có sự đồng cảm này, anh ấy sẽ không thể làm việc hiệu quả được.

Giống như Steve M., Reinertsen mắc ADHD suy nghĩ cẩn thận về cách giúp đỡ con trai ADHD, đã nhận biết và tận dụng tối đa khả năng của mình. “Đây là đứa trẻ bị gán mác lười biếng và ngu ngốc,” anh nói. “Nhưng cậy ấy thực sự giỏi một số kỹ năng” bao gồm thể thao và sở trường bẩm sinh hiếm có về toán học và khoa học máy tính.

Suy nghĩ độc đáo

David Neeleman cũng mắc ADHD, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành của JetBlue Airways, chìa khóa thành công đơn giản là phải khác biệt. Khả năng “nhìn mọi thứ theo cách khác” đã giúp ông phát triển hệ thống bán vé điện tử hiện là tiêu chuẩn trong ngành hàng không thương mại (nhờ đó mà ông nổi tiếng). “Chưa ai từng nghĩ đến việc không bán vé trực tiếp nữa” ông nói. “Nhưng với tôi, đó là một điều rất hiển nhiên.”

Thành công đến với Neeleman muộn, một phần là do ADHD không được chẩn đoán tận khi ông hơn 30 tuổi. Ông nói: “Tôi vật lộn với trường học. Tôi không thể học hay đánh vần ảnh hưởng rất lớn đến lòng tự trọng của tôi.” Nhưng khi ông nhận ra mình có tư duy trực quan “đã giúp tôi biết cách học tốt nhất và tôi đã thành công.”

Nếu cha mẹ muốn giúp con tận dụng tối đa khả năng — để “tăng cường sức mạnh của con”, đừng ngại thử nhiều thứ. Phân tích cái gì hiệu quả và cái gì không hiệu quả, đồng thời cũng cần biết rằng những điểm mạnh có thể thay đổi theo thời gian.

Trực tiếp tư vấn các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần và điều trị nghiện rượunghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, loạn thần do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.