Điện thoại, viber, zalo

0988 079 038

slide 1 slide 2 slide 3 slide 4 slide 5 slide 6 slide 7
nhận tư vấn cai rượu/ma tuý từ xa
Thay đổi cảm giác thèm ăn và cân nặng trong trầm cảm

Trầm cảm có thể khiến ai đó cảm thấy muốn ăn nhiều hơn hoặc ít hơn mức bình thường. Người trầm cảm có thể bị giảm cân ngoài ý muốn hoặc bị tăng cân mà không rõ lý do tại sao.

Yếu tố có thể góp phần vào việc tăng cân là “ăn uống theo cảm xúc” do sử dụng thực phẩm để tự điều trị tâm trạng trầm cảm. Hành vi “ăn uống theo cảm xúc” sau một thời gian có thể dẫn đến tăng cân. Nếu ai đó thừa cân hoặc béo phì, thì sự thay đổi về hình ảnh bản thân, vấn đề sức khỏe liên quan và sự kỳ thị về cân nặng cũng có thể góp phần gây ra (hoặc làm tăng nặng) bệnh trầm cảm.

Mối quan hệ giữa cân nặng và trầm cảm có thể phụ thuộc vào cân nặng của người đó.

Ví dụ, nghiên cứu năm 2019 đã phát hiện ở người bệnh trầm cảm có lượng mỡ trong cơ thể cao hơn (vì các nhà nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ giữa trầm cảm và khối lượng cơ thể không béo).

Trầm cảm cũng có thể làm giảm cân nặng. Chán ăn, ít năng lượng và ít động lực khiến việc chuẩn bị bữa ăn trở nên khó khăn, triệu chứng dạ dày - ruột và các yếu tố khác có thể gây giảm cân ở người trầm cảm. Người mắc rối loạn ăn uống, chẳng hạn chán ăn tâm thần, thường cũng mắc trầm cảm hoặc một bệnh tâm thần khác.

Giảm cân do rối loạn ăn uống có thể là cực đoan và gây một loạt các triệu chứng thể chất. Một số nghiên cứu đã gợi ý rằng suy dinh dưỡng do ăn không đủ chất có thể làm tăng nặng trầm cảm, mặc dù cần có nghiên cứu bổ sung để hỗ trợ luận điểm này.

Những người không ăn đủ vì nhiều lý do khác, chẳng hạn sống trong cảnh nghèo đói, bệnh nhân ung thư và người cao tuổi, cũng có nguy cơ mắc trầm cảm do suy dinh dưỡng. Thay đổi cảm giác thèm ăn, giảm cân hoặc tăng cân cũng có thể do tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm.

Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượunghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, loạn thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.